Thúc Tề
  

1. Vị trí con đường:

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường: Ông sinh năm 1916, mất năm 1946; tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận; quê ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước.

Ông là một Nhà báo, nhà thơ, liệt sĩ; Thúc Tề và Lãng Tử là hai bút hiệu của ông khi làm thơ, viết báo.

Ông học trường Quốc học Huế, năm thứ 4 (1935) bị đuổi vì làm báo trong trường. Sau đó, ông vào Sài Gòn viết báo, kết bạn với các ông Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Trọng Quỵ…, đã làm chủ bút các tuần báo Đông Dương và Mai. Ngoài làm báo, ông còn làm thơ, viết văn. Thơ ông được in thành sách khá sớm. Văn thì có tập phóng sự Nợ văn (đã xuất bản) và tập Phù Dung và nhan sắc (mất bản thảo). Năm 1940, tuần báo Mai bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, năm 1941 ông bị buộc phải trở về lại Huế.

Trên mảnh đất quê hương, ông đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, công tác thông tin tuyên truyền Trung Bộ, rồi Thừa Thiên Huế. Nhưng sau đó, ông bị mất tích. Gần 50 năm sau, qua tài liệu tổng kết của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế mới được biết ông đã bị bọn mật thám Pháp bắt giết trên đường đi công tác vào năm 1946, rồi bị ném xác ở gần ga Truồi, thuộc huyện Phú Lộc.

Năm 1995, Nhà nước đã truy tặng Thúc Tề danh hiệu liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công. Hội Nhà báo Việt Nam cũng truy tặng Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam cho nhà báo liệt sĩ Thúc Tề.

 Bản in]