Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2010 - 2014

Tên đề tài, dự án:
Ứng dụng viễn thám radar đa thời gian đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của các loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (đã nghiệm thu)

- Mã số: TTH.2010-KC.10

- Cấp: Tỉnh

- Lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên

- Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Bền vững tại Huế

- Chủ nhiệm đề tài:

- Thành viên tham gia chính:

Mục tiêu định hướng:

+ Đánh giá được biến động diện tích rừng giai đoạn 2006-2010 và xác định sinh khối rừng tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

+ Xác định khả năng hấp thụ CO2­ của các loại rừng và đề xuất tín chỉ cacbon.

- Sản phẩm dự kiến:

+ Bản đồ về sinh khối rừng, bản đồ lượng CO2 hấp thụ­ của các loại rừng, bản đồ về phân bố các loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Báo cáo khoa học.

+ Ít nhất một bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

 

Kết quả:

Nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám ALOS để xác định trữ lượng carbon của các loại rừng ở Thừa Thiên Huế là sự khởi đầu cho nghiên cứu giá trị dịch vụ môi trường rừng, chỉ ra vai trò của rừng trong tình hình biến đổi khí hậu ở vùng nghiên cứu nói riêng và ở khu vực miền Trung nói chung. Không những định hướng cho việc quản lý và phát triển bền vững, mà còn đóng góp vào giá trị của môi trường, giảm khí gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

   Xuất phát từ những thực tiễn trên. Đề tài “ Ứng dụng viễn thám radar đa thời gian đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung làm chủ trì, TS. Hồ Đình Duẩn làm chủ nhiệm, vừa được nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế ngày 26/08/2014.

   Mục tiêu của đề tài là. Ứng dụng viễn thám radar đa thời gian đánh giá khả năng hấp thụ khí CO của  rừng tự nhiên, góp phần giúp cho các cơ quan chức năng đề xuất tín chỉ carbon và bước đầu xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá được biến động diện tích rừng giai đoạn 2006-2011 và xác định sinh khối của rừng tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay; Xác định khả năng hấp thụ CO2  của rừng tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất tín chỉ carbon và bước đầu xây dựng chính sách chi trả dịch vụ rừng.

   Sau hơn 2 năm thực hiện (3/2012 – 5/2014). Đề tài chỉ xác định sinh khối và lượng carbon hấp thụ cho đối tượng thảm thực vật rừng tự nhiên trên mặt đất của tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các loại cây gỗ, cây bụi và thảm tươi.

   Kết quả của đề tài đã chứng minh được khả năng ứng dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu theo dõi tài nguyên rừng, mà cụ thể là sử dụng ảnh radar PALSAR trong ước tính sinh khối và lượng carbon hấp thụ của rừng tự nhiên. Mặc dù có hạn chế về độ chính xác và thời gian quan sát nhưng trên thực tế, phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều nơi trên thế giới với các trạng thái rừng khác nhau.

Kinh phí đề tài:
Thời gian thực hiện:    2010 - 2014
  Bản in]